LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Email
Tên
Tiêu đề
Tin nhắn
Gửi thông tin

 
  LƯỢT TRUY CẬP

Visits Lượt truy cập:
Các khách hàng Ngày hôm nay: 43
Số thành viên Ngày hôm qua: 104
Tổng Tổng: 41303
TIN TỨC

Căng thẳng và lo âu ảnh hưởng như thế nào tới bệnh nhân ung thư?
15 Tháng Ba 2023 :: 4:04 CH :: 105 Views :: 0 Comments :: Blog

Bệnh nhân ung thư thường mang tâm lí quá quan tâm đến sức khỏe của mình nên họ có nguy cơ bị căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn người bình thường. Đối với họ, nó là kẻ thù số một gây nên những tác nhân xấu ảnh hưởng đến đời sống tâm lí cá nhân. Vậy bệnh nhân ung thư sẽ ra sao nếu có nguy cơ lo lắng và căng thẳng xảy ra?
Lo lắng và căng thẳng ảnh hưởng đến bệnh nhân ung thư như thế nào?
Lo lắng và buồn phiền có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư và gia đình của họ. Bệnh nhân sống chung với bệnh ung thư thường m nhiều cảm xúc khác nhau, hầu hết là lo lắng và đau khổ.
Bệnh nhân có thể có cảm giác lo lắng và đau khổ khi đang được điều trị ung thư, chờ đợi kết quả xét nghiệm, nhận được chẩn đoán ung thư, đang điều trị ung thư hoặc lo lắng rằng ung thư sẽ tái phát. Lo lắng và buồn phiền có thể ảnh hưởng đến khả năng đối phó với chẩn đoán hoặc điều trị ung thư của bệnh nhân. Nó có thể làm tăng cơn đau, ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây buồn nôn và nôn.
Các bệnh nhân ung thư có thể cảm thấy mức độ lo lắng và căng thẳng khác nhau.
Một số bệnh nhân sống chung với bệnh ung thư có mức độ đau đớn thấp hoặc cao tùy thuộc vào tâm lí và thể trạng tình thân mỗi người. Mức độ đau đớn dao động từ việc có thể thích nghi với việc sống chung với bệnh ung thư cho đến gặp vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, chẳng hạn như trầm cảm nặng.
  

  
Cơ thể bệnh nhân ung thư phản ứng như thế nào khi căng thẳng và lo âu?
Cơ thể bệnh nhân ung thư phải chịu áp lực về thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc bằng cách giải phóng các hormon căng thẳng (như epinephrine và norepinephrine) làm tăng huyết áp, nhịp tim đập nhanh và tăng lượng đường trong máu, nặng nề hơn nó có thể gây ra choáng váng đầu óc, ngất xỉu hoặc sốc tinh thần…
Nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân phải trải qua căng thẳng trong một thời gian dài (mãn tính) có thể gặp phải một số vấn đề về đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tiết niệu và hệ miễn dịch suy yếu. Nếu bệnh nhân phải sống trong tình trạng này liên tiếp sẽ ảnh hưởng rất nghiệm trọng đến quá trình điều trị ung thư.
Ngoài ra, khi bị căng thẳng, bệnh nhân có xu hướng hình thành những thói quen xấu, gây hại cho sức khỏe, chẳng hạn như ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá, mệt mỏi nên lười vận động, suy nghĩ quá nhiều trong một khoảng thời gian dài…
 
Những yếu tố nguy cơ gây lo âu nghiêm trọng ở những người bị ung thư là gì?
Gần một nửa số bệnh nhân ung thư cho biết họ gặp rất nhiều khó khăn về mặt tinh thần. Bệnh nhân ung thư phổi, tuyến tụy và ung thư não có thể dễ dàng thấy được tình trạng rõ hơn, nhưng nhìn chung, loại ung thư không tạo ra sự khác biệt. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lo lắng và đau khổ không phải lúc nào cũng liên quan đến bệnh ung thư. Sau đây có thể là các yếu tố nguy cơ gây ra mức độ đau khổ cao ở bệnh nhân ung thư:
Gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thông thường của cuộc sống hàng ngày.
Các triệu chứng thể chất và tác dụng phụ (chẳng hạn như mệt mỏi, buồn nôn hoặc đau).
Trầm cảm hoặc các vấn đề tâm thần hoặc cảm xúc khác.
Không thể tự chấn an tinh thần sự có sự cố xảy ra
Dễ dàng bị ảnh hưởng bởi lối sống tiêu cực
Tâm lí không khỏe mạnh.
  
  
Làm thế nào có thể điều chỉnh cảm xúc khi phải đối mặt với ung thư?
Bệnh nhân sống chung với bệnh ung thư cần có những điều chỉnh trong cuộc sống để chống chọi với bệnh tật và những thay đổi trong cách điều trị.
Ung thư khiến bệnh nhân bắt buộc phải điều chỉnh cuộc sống sao cho phù hợp với nhịp sống khi mang bệnh. Bệnh nhân ung thư nên thực hiện tất cả các điều chỉnh trong một khoảng thời gian khi bệnh và phương pháp điều trị của họ thay đổi. Bệnh nhân có thể cần phải nắm bắt được điều quan trọng như:
Tìm hiểu về chẩn đoán hiện có
Quá trình điều trị ung thư như thế nào?
Khi nào kết thúc điều trị?
Triệu chứng ung thư đang thuyên giảm?
Khi nào ung thư quay trở lại?
Việc giải tỏa căng thẳng sẽ tập trung chủ yếu vào sự cố gắng của người bệnh. Dưới đây là một số bí kíp giúp bệnh nhân ung thư có thể giải tỏa căng thẳng hiệu quả và nhanh chóng:
+ Không cần quá khắt khe khi lập thời gian biểu
Người bệnh ung thư thường có xu hướng muốn làm nhiều việc vì vậy họ thường lập kế hoạch dày đặc. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không nên, vì nó có thể khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng hơn rất nhiều. Thay vì đó, bận nên chỉ tập trung và những công việc quan trọng nhất và sắp xếp nó một cách hợp lí. 
 
+ Tập yoga hoặc tập cùng huấn luyện viên trị liệu
Tập yoga là một trong những cách phổ thông giúp nâng cao sức khỏe hằng ngày, yoga rất phù hợp với người bệnh ung thư khi họ không biết bắt đầu luyện tập thể thao như thế nào. Quá trình tập yoga sẽ rất hiệu quả khi người bệnh tập kết hợp với một người có chuyên môn về bộ môn này, luyện tập cùng họ không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn cải thiện tinh thần của bạn đáng kể.
 
+ Không ngần ngại nhờ vào sự trợ giúp của gia đình và bạn bè. 
Thay vì lo lắng, suy nghĩ quá nhiều về tình trạng bệnh của mình, bạn hãy hướng tới suy nghĩ về những điều tốt đẹp, ý nghĩa trong cuộc sống. Luôn chia sẻ và trò chuyện cùng bạn bè, người thân, giải tỏa tâm lí căng thẳng qua những chuyến đi mà bạn vẫn có thể hướng đến… Ngoài ra, bạn có thể nhờ người thân trợ giúp để giảm thiểu gánh nặng chi phí điều trị bệnh. 
Thiết lập lối sống khoa học, lành mạnh (tham gia khóa học thiền định, kết nối với mọi người xung quoanh,...) chế độ ăn lành mạnh và ngủ đủ giấc, đúng giờ. Bên cạnh đó, bạn nên dành thời gian để đọc sách, nghe nhạc, xem những bộ phim yêu thích,…
   
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

TIN BÀI KHÁC
Dấu Hiệu Cần Lưu Ý Để Phát Hiện Sớm Ung Thư Trực Tràng Hậu Môn 11/09/2023
Bài Thuốc Chữa Ung Thư Vòm Họng Bằng Lá Đu Đủ Cực Hiệu Quả 28/08/2023
Ung Thư Vú Giai Đoạn Đầu: Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Cách Điều Trị 14/08/2023
triệu chứng ung thư vú giai đoạn đầu: chẩn đoán và cách điều trị 03/08/2023
Ung thư vú: dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa 03/08/2023
Bật mí thực đơn dành cho người ung thư máu bổ dưỡng 03/08/2023
Chế độ ăn cho người ung thư dạ dày, nên ăn gì và không nên ăn gì? 03/08/2023
Cách xây dựng thực đơn cho người ung thư thực quản tốt nhất 03/08/2023
Chế độ ăn cho người ung thư đại tràng an toàn, tốt nhất 03/08/2023
Những loại hoa quả tốt cho người ung thư dạ dày 03/08/2023
CÔNG TY TNHH PHI LONG THÔNG TIN KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
Địa chỉ: 69 Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Email: phuongblauleon@yahoo.com.vn
Hotline: 0962 032 688
    
    

LIÊN HỆ
Địa chỉ: 69 Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: 0962 032 688
Emai: phuongblauleon@yahoo.com.vn
Giờ làm việc: Đang cập nhật

29 Tháng Ba 2024    Đăng Ký   Đăng Nhập 
Copyright by www.senoferum.vn | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin